DỊCH VỤ ĐO ĐẠC KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH
- Đo đạc khảo sát địa hình là gì?
Khảo sát địa hình được biết đến chính là hoạt động nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên trên mặt đất tại địa điểm dự kiến xây dựng công trình phục vụ cho các công tác quy hoạch, thiết kế, tính khối lượng đào, đắp công trình. Ngoài ra đối với các công trình quan trọng, trong quá trình thi công và khai thác công trình cũng cần phải quan trắc chuyển vị lún, nghiêng để đánh giá mức độ ổn định và có biện pháp khắc phục kịp thời nếu vượt quá giới hạn cho phép.
- Phạm vi khảo sát địa hình
bao gồm: Mặt bằng, độ cao và đo bình đồ khu vực xây dựng, đo trắc dọc, trắc ngang tuyến.
- Nhiệm vụ khảo sát địa hình.
Xác định chính xác vị trí các hạng mục công trình.
Đánh giá được cụ thể điều kiện địa hình tuyến cần khảo sát trên cơ sở đó đề xuất biện pháp thi công công trình.
Xác định được tương đối chính xác khối lượng đào đắp công trình, phục vụ cho công tác thiết kế và thi công.
Ngoài ra đối với các công trình quan trọng, trong quá trình thi công và khai thác công trình cũng cần phải quan trắc chuyển vị lún, nghiêng để đánh giá mức độ ổn định và có biện pháp khắc phục kịp thời nếu vượt quá giới hạn cho phép.
- Khảo sát địa hình công trình được thực hiện:
Trước khi thiết kế nền móng của công trình, đặc biệt đối với địa hình có điều kiện địa chất hiểm trở phức tạp, như công trình thiết kế cầu đường, các công trình ngầm nhà cao tầng.
Trong quá trình thi công gặp phải những vấn đề liên quan đến điều kiện tự nhiên của địa hình cũng cần phải tổ chức khảo sát địa hình để đưa ra phương án, kế hoạch điều chỉnh kịp thời để hạn chế các trường hợp rủi ro xảy ra.
Nhờ vào khảo sát xung quanh địa hình mà các nhà quản lý công trình có thể đánh giá được tính khả thi của địa điểm và môi trường trước khi triển khai thi công. Khi đã có báo cáo khảo sát sẽ giúp cho thiết kế, giải pháp và xây dựng công trình được diễn ra suôn sẻ và tiết kiệm chi phí. Bên cạnh tìm ra yếu tố khả thi thì khảo sát công trình cũng giúp dự đoán được những khó khăn có thể xảy ra trong thời gian xây dựng.
- Các bước tính khối lượng khảo sát địa hình
Các bước tính khối lượng khảo sát được thực hiện
Bước 1: Xác định khoảng phạm vi cần khảo sát
Phạm vi khảo sát đối với mỗi công trình bao gồm có khảo sát địa hình và địa chất của địa điểm.
Bước 2: Lựa chọn và áp dụng phương pháp khảo sát phù hợp
Tùy vào từng loại hình của các công trình khác nhau mà cần phải lựa chọn phương pháp khảo sát cho phù hợp.
Ví dụ như đối với trong công trình thủy lợi khi khảo sát địa hình thường áp dụng phương pháp: công tác khống chế cao độ và khống chế mặt bằng.
Đối với khảo sát địa chất thì thường áp dụng: Công tác khoan, lấy mẫu địa hình và tiến hành thí nghiệm và mô tả địa hình.
Bước 3: Lựa chọn thiết bị, phần mềm và tiêu chuẩn khảo sát địa hình.
Để quá trình khảo sát được diễn ra chính xác và nhanh chóng không thể thiếu sự hỗ trợ của các thiết bị và phần mềm khảo sát địa hình. Một số phần mềm khảo sát được sử dụng phổ biến như TOPO 3.0, HHMAPS, AUTODESK L.D cùng với các loại máy tính chuyên dùng khác. Bên cạnh hỗ trợ đầy đủ của thiết bị máy móc để quy trình khảo sát hoàn thiện thì tiêu chuẩn khảo sát địa hình cũng cần đảm bảo được lựa chọn thích hợp.
Bước 4: Xác định khối lượng, hạng mục cần phải khảo sát.
Với mỗi địa hình cần được xác định khối lượng và hạng mục khảo sát khác nhau. Ví dụ như khảo sát công trình thủy lợi, khảo sát địa hình cần đo đạc khối lượng các hạng mục: thủy chuẩn kỹ thuật, thủy chuẩn hạng IV, lưới khống chế mặt bằng, đo vẽ bình đô, chôn mốc cao độ, mặt cắt dọc và ngang.
Bước 5: Báo cáo kết quả
Sau khi đã thực hiện các bước tính khối lượng khảo sát, bước tiếp theo là làm báo cáo khảo sát địa hình. Bảng báo cáo cần được thống kế đầy đủ và chi tiết về địa hình
Bước 6: Dự toán chi phí khảo sát địa hình
Khi báo cáo kết quả đã được hoàn chỉnh và phê duyệt bước cuối cùng đó chính là dự toán chi phí. Xem kinh phí khảo sát, kinh phí đầu tư là bao nhiêu. Nhờ đó mới có thể chuẩn bị đủ ngân sách tài chính để hoàn thiện công trình xây dựng đảm bảo chất lượng.
- Tiêu chuẩn khảo sát địa hình
1) TCVN 4419: 1987: Tiến hành khảo sát Xây dựng cùng với các nguyên tắc cơ bản.
(2) TCVN 9437: 2012: Khoan thăm dò đất của công trình.
(3) TCVN 112: 1984: Thực hành khảo sát địa hình xây dựng bằng các thiết bị, phần mềm mới (thiết bị do PNUD đầu tư) và sử dụng tài liệu vào thiết kế công trình.
(4) TCVN 9351: 2012: Đất sử dụng xây dựng – Phương pháp thí nghiệm hiện trường và Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT).
Một số tiêu chuẩn khảo sát thí nghiệm khác như:
(1) TCVN 4195 đến 4202: 2012: Đối với đất xây dựng –Phương pháp xác định các chỉ tiêu cơ lý của đất.
(2) TCVN 4200: 2012: Đất xây dựng – Phương pháp áp dụng xác định tính nén lún trong phòng thí nghiệm.
(3) TCVN 9153: 2012: Đất xây dựng – Phương pháp chỉnh lý kết quả của thí nghiệm mẫu đất
(4) TCVN 2683: 2012: Đất xây dựng – Phương pháp bao gồm lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu đất.
(5) TCVN 9362:2012: Tiêu chuẩn thiết kế nền móng nhà và công trình.
(6) TCXD 81 –81: Tiêu chuẩn nước dùng trong xây dựng.
(7) TCVN 3994 – 85: Tiêu chuẩn cước dùng trong xây dựng. Tiêu chuẩn ăn mòn của nước đối với bê tông cốt thép của công trình.
- Phương án khảo sát địa hình công trình
- Khảo sát địa hình:
* Công tác khống chế cao độ
– Từ các điểm cao độ quốc gia hệ Hòn Dấu, đo truyền cao độ về công trình bằng tuyến thủy chuẩn, đo đi và khép về khoảng Km theo chiều dài dự án đến mốc gốc.
– Cao độ quốc gia sẽ được đo truyền lên tất cả các điểm khống chế tọa độ trong khu vực.
– Thiết bị đo: máy thủy chuẩn quang học Leica Sprinter 150M, hay máy thủy chuẩn điện tử Leica DNA03 độ chính xác 0.9mm/Km, mia thủy chuẩn 4m.
– Tuyến thủy chuẩn sẽ được đo đi và về, sai số khép vòng theo tiêu chuẩn kỹ thuật tùy vào cấp hạng.
– Tính tóan bình sai chặt chẽ bằng phần mềm DPSUVEY
* Công tác khống chế mặt bằng:
b.1. Đo nối tọa độ quốc gia hệ VN2000 :
Đo lập 2 hoặc nhiều điểm tọa độ quốc gia hệ VN2000 bằng GPS, độ chính xác tương đương với đường chuyền cấp 1 .
– Thiết bị đo máy GPS 1 tầng số, thời gian đo 1 ca là ~ 1giờ , độ chính xác 5-10mm.
b.2. Xây dựng lưới khống chế tọa độ khu vực :
– Từ các điểm GPS , lập 1 lưới tọa độ khu vực gồm các điểm đường chuyền cấp 2, bao trùm lên tòan bộ khu vực.
– Thiết bị đo : Máy Tòan đạc điện tử Leica TS02 , độ chính xác đo góc 1”, độ chính xác đo cạnh 2mm +2ppm. Máy được kiểm nghiệm
hiệu chỉnh chính xác, gương được đặt trên bộ đế có chiếu điểm quang học gắn trên chân máy.
– Phương pháp đo : Góc đo 2 vòng (thuận và đảo kính) , cạnh được đo 2 lần , có đo đi và đo về. Sai số đo góc ≤ 12” , sai số khép cạnh tương đối đạt 1/10.000.
– Cấu tạo mốc khống chế : cây sắt ф10 , dài 1.2m đóng sâu xuống đất , trên mặt đổ 1 khối bê tông kích thước 30x30cm , dầy 20cm , mốc cao bằng mặt đất. (vào vào yêu cầu và cấp hạng của dự án nên cấu tạo mốc có thể khác nhau)
– Tính tóan bình sai chặt chẽ bằng phần mềm chuyên dụng
* Đo vẽ bình đồ:
– Công tác đo bình đồ cao độ được thực hiện bằng máy Toàn đạc điện tử Leica TCR407 , TS02, hoặc máy đo GPS RTK
– Các điểm chi tiết được đo bao gồm : đường, cột điện, cống, nhà , hàng rào… Điểm độ cao được đo trung bình ~5-10m/điểm. Các điểm địa hình và địa vật được vẽ theo ký hiệu bản đồ địa hình.
– Cao độ của hố ga, đáy cống trước mặt công trình:
– Bản vẽ hiện trạng của công trình sẽ được vẽ trên máy tính bằng phần mềm Autocad
* Đo mặt cắt dọc: Các điểm đo chi tiết thể hiện được sự thay đổi địa hình, địa vật của công trình; khoảng cách các điểm đo phải tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy phạm; đối với địa hình đặc biệt hoặc có sự thay đổi đột ngột thì đo theo địa hình đó không phân biệt khoảng cách và phải phản ánh được chiều dài công trình, khoảng cách và vị trí các mặt cắt ngang, các đặc điểm chính của công trình vv…
* Đo mặt cắt ngang: Khoảng cách các điểm đo chi tiết không được vượt quá 2¸3m; với địa hình đặc biệt khoảng cách các điểm đo có thể ngắn hơn. Đối với địa hình đặc biệt hoặc có sự thay đổi đột ngột thì đo theo địa hình đó không phân biệt khoảng cách. Các điểm đo chi tiết thể hiện được sự thay đổi địa hình, địa vật và các đặc điểm chính của công trình vv…
Đặt máy tại các cọc đã được xác định trên tuyến tiến hành đo các mặt cắt ngang tuyến : chú ý hướng đo của các mặt cắt phải vuông góc với công trình cần khảo sát, thiết kế:
* Phương án khảo sát địa hình.
– Khống chế mặt bằng và khống chế độ cao: Phương pháp kỹ thuật này giúp xác định được các điểm toạ độ, cao độ hạng cao GPS, cách bố trí lưới khống chế mặt bằng, độ cao.
– Đo bình đồ khu vực xây dựng: thông thường có thể sử dụng thêm máy đo toàn đạc để tiến hành đo vẽ địa hình thông qua các mặt cắt ngang. Sử dụng phần mềm để xử lý số liệu đo được và thể hiện lên bản đồ
– Đo mặt cắt dọc tỷ lệ: đứng – ngang. Tiến hành đo độ dài tổng thể bằng máy hoặc bằng thước thép đều được. Đo độ dài cho tiết, độ cao tổng quát và chi tiết, khép mốc, số hiệu mốc.
Đo mặt cắt ngang tỷ lệ: sử dụng máy đo, máy thước hay chữ A, trên phạm vi đo nhất định
Điều tra giải phóng mặt bằng: Bằng phương pháp thực địa tại hiện trường hoặc bản đồ địa chính. Người tiến hành khảo sát địa hình sẽ lập bình đồ duỗi thẳng, điều tra giải phóng mặt bằng tỷ lệ.
Khảo sát giao cắt với các công trình khác: cầu lớn nhỏ, cống, đèn chiếu sáng, điện cao thế, mương, ống cấp nước…
* Công tác ngoại nghiệp
Số liệu để thực hiện công tác ngoại nghiệp sẽ được lấy từ máy toàn đạc điện tử, GPS, số liệu đo sâu sau đó chuyển sang máy tính nhằm mục đích tính toán và lập bình đồ để đánh giá, phân tích và xử lý.
- Một số phần mềm có thể sử dụng cho công tác ngoại nghiệp như:
Phần mềm Hhmaps 2016, Phần mềm Autodesk land Desktop vẽ đường đồng mức. hay Phần mềm Trimble Business Center 2 tính toán phương thức bình sai và tính cạnh các mốc ở cơ sở cấp 1 và phần mềm AutoCAD biên tập bản đồ địa hình.
- Hồ sơ khảo sát địa hình công trình
Một hồ sơ khảo sát hoàn chỉnh bao gồm:
Bản vẽ khảo sát
Giấy phép kinh doanh chứng minh tính chất pháp lý.
Giấy phép hoạt động khi khảo sát địa hình hay khảo sát xây dựng tương ứng với cấp công trình đã thực hiện.
Bằng cấp và chứng chỉ khảo sát tương ứng với cấp công trình đã thực hiện.
Hồ sơ mua mốc cao độ, tọa quốc gia có công chứng
Bằng cấp của nhân viên đo đúng với nhiệm vụ công tác.
Giấy tờ, hồ sơ kiểm định thiết bị, máy khảo sát địa hình được sử dụng.
Các giấy phép của phần mềm khảo sát địa hình để xử lý số liệu.
- Điều kiện của tổ chức khảo sát xây dựng chúng tôi cụ thể như sau:
– Điều kiện của tổ chức khảo sát xây dựng là có đủ năng lực khảo sát xây dựng.
– Mỗi nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải có chủ nhiệm khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát xây dựng chỉ định. Chủ nhiệm khảo sát xây dựng phải có đủ năng lực hành nghề khảo sát xây dựng và chứng chỉ hành nghề phù hợp. Cá nhân tham gia từng công việc khảo sát xây dựng phải có chuyên môn phù hợp với công việc được giao.
– Máy, thiết bị phục vụ khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng, bảo đảm an toàn cho công tác khảo sát và bảo vệ môi trường.
– Phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng phải đủ tiêu chuẩn theo quy định và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng công nhận.
- Điều kiện của cá nhân hành nghề của tổ chức chúng tôi cụ thể như sau:
Cá nhân hành nghề độc lập về lập thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Có đăng ký hoạt động các lĩnh vực phù hợp với nội dung hành nghề;
– Có chứng chỉ hành nghề và năng lực phù hợp với công việc thực hiện.
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng được quy định như sau:
– Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng gồm: Khảo sát địa hình; Khảo sát địa chất công trình.
– Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng phù hợp với lĩnh vực khảo sát quy định cụ thể bên trên như sau:
+ Hạng I: Đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp I trở lên hoặc 03 công trình từ cấp II trở lên.
+ Hạng II: Đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên hoặc 03 công trình từ cấp III trở lên.
+ Hạng III: Đã tham gia khảo sát xây dựng thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ ít nhất 02 dự án từ nhóm c hoặc 02 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp III trở lên hoặc 03 công trình từ cấp IV trở lên.
- Phạm vi hoạt động khảo sát xây dựng:
+ Hạng I: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng tất cả các nhóm dự án, các cấp công trình cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
+ Hạng II: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng dự án nhóm B, công trình cấp II trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
+ Hạng III: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật, công trình cấp III trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề